Phim phóng sự
Liên kết website
Tiện ích
BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH Thống kê truy cập
Đang truy cập15
Tổng số lượt xem 908127
Văn bản - tài liệu
Văn bản - tài liệu
Tên văn bản: Kế hoạch nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục đạo đức, lối sống cho thiếu niên, nhi đồng giai đoạn 2020-2022
Số hiệu văn bản: 69-KH/HĐĐ
Ngày ban hành: 16/3/2020
Lượt xem: 2354
Lượt tải về: 25
Tải về: Bấm đây để tải về ngay

Nội dung:

             ĐỘI TNTP HỒ CHÍ MINH

          HĐĐ HUYỆN THUẬN CHÂU

                          ***

                    Số: 69 - KH/HĐĐ                                                                           Thuận Châu, ngày 16 tháng 3 năm 2020

KẾ HOẠCH

Nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục đạo đức, lối sống

cho thiếu niên, nhi đồng giai đoạn 2020-2022

 

         Thực hiện Kế hoạch số 25-KH/HĐĐ ngày 26.2.2020 của Hội đồng Đội tỉnh Sơn La về việc nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục đạo đức, lối sống cho thiếu niên, nhi đồng. Hội đồng Đội huyện ban hành Kế hoạch nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục đạo đức, lối sống cho thiếu niên, nhi đồng giai đoạn 2020-2022, cụ thể như sau:

         I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

        1. Nâng cao nhận thức và đạo đức, lối sống cho thiếu niên, nhi đồng; mở rộng vốn kiến thức và hiểu biết cho thiếu nhi thông qua các chủ đề, chủ điểm sinh hoạt của từng tuần, từng tháng; các hoạt động trải nghiệm thực tế và tìm hiểu truyền thống lịch sử của quê hương đất nước, của Đảng, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh; tạo điều kiện để các em nói lên tiếng nói của mình về các vấn đề liên quan đến trẻ em.

        2. Tạo môi trường vui chơi, giải trí lành mạnh để các em thể hiện tài năng, năng khiếu của mình, giúp các em tham gia tích cực và mạnh dạn hơn trong các hoạt động tập thể, rèn luyện các kỹ năng thực hành xã hội.

        3. Các hoạt động phải đảm bảo tính thiết thực, hiệu quả, đáp ứng được yêu cầu giáo dục, bồi dưỡng tình cảm, đạo đức trong sáng, tính tích cực xã hội, khả năng giao tiếp, ứng xử, ý thức tổ chức kỷ luật cho thiếu nhi.

        II. NỘI DUNG

        1. Nâng cao chất lượng hoạt động sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt Chi đội

       1.1. Đổi mới nội dung sinh hoạt Liên đội dưới cờ, sinh hoạt Chi đội

- Nội dung sinh hoạt Liên đội dưới cờ, sinh hoạt Chi đội được thiết kế gắn với chủ đề năm học của Hội đồng Đội huyện; gắn với thực hiện chương trình công tác Đội và phong trào thiếu nhi; phong trào nói lời hay, làm việc tốt và cuộc vận động “Mỗi tuần một câu chuyện đẹp, một tấm gương sáng, một cuốn sách hay”. Trong đó chú trọng giáo dục, định hướng cho thiếu nhi về đạo đức, lối sống, tình yêu quê hương, đất nước, chủ quyền biển đảo, biên giới; tình thầy trò, tình bạn, gắn với tuyên truyền gương anh hùng nhỏ tuổi, gương người tốt, việc tốt.

- Nội dung các buổi sinh hoạt Liên đội dưới cờ, sinh hoạt Chi đội phải đảm bảo mục đích giáo dục, phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi, phù hợp với các nội dung chỉ đạo trong công tác chuyên môn của ngành giáo dục; dễ thực hiện, góp phần hình thành những đức tính tốt, thói quen có ích cho các em. Trong các đợt cao điểm tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước, của Đoàn, Đội và các đơn vị căn cứ theo nội dung sinh hoạt đã được định hướng để cụ thể hóa triển khai thực hiện. Đặc biệt trong tháng 5/2020 nhân kỷ niệm 130 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh và 79 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh, các đơn vị đồng loạt tổ chức sinh hoạt theo chủ đề “Thiếu nhi làm theo lời Bác”; trong tháng 9/2020 nhân kỷ niệm 75 năm Cách mạng tháng tám và quốc khánh 2/9 các đơn vị tổ chức sinh hoạt theo chủ đề “Yêu Tổ quốc – Yêu đồng bào”.

- Hàng năm, tập trung tổ chức các hoạt động, tuyên truyền giáo dục xoay quanh việc học tập, rèn luyện các đức tính tốt của thiếu niên, nhi đồng. Trong học kỳ II năm học 2019-2020 và năm học 2020-2021 có thể triển khai theo nhóm các đức tính tốt theo chủ điểm hàng tháng như: Lễ phép – Hiếu thảo; Đoàn kết – Chăm ngoan; Trung thực – Trách nhiệm; Yêu nước - Nhân ái; Tự tin – Thân thiện...

- Tiếp tục đổi mới, cụ thể hóa và có thể lựa chọn nội dung phù hợp để triển khai hiệu quả tại các liên đội một số phong trào: Nghìn việc tốt”, Đôi bạn cùng tiến”, “Bạn giúp bạn”, “Mỗi tuần một câu chuyện đẹp, một tấm gương sáng, một cuốn sách hay”, “Trường xanh – sạch – đẹp”, “Nói không với rác thải nhựa”…

        1.2. Đổi mới hình thức sinh hoạt

- Phát huy vai trò của giáo viên làm Tổng phụ trách Đội trong việc đổi mới, sáng tạo các hình thức sinh hoạt Liên đội, Chi đội trong các trường. Các liên đội tích cực nghiên cứu, học hỏi và chia sẻ mô hình hay, cách làm mới, hiệu quả, có thể tham khảo một số hình thức sau:

Hình thức sân khấu hóa: Được tiến hành theo đặc trưng của nghệ thuật sân khấu nhằm truyền tải các nội dung cần tuyên truyền, giáo dục cho thiếu nhi, bao gồm các thể loại: Hát múa, kể chuyện, hoạt cảnh, tiểu phẩm, kịch….

Hình thức giao lưu, nói chuyện chuyên đề: Chia sẻ, giới thiệu, nêu cảm nhận về một tấm gương sáng của thiếu nhi hoặc một cuốn sách, tác phẩm hay dành cho thiếu nhi… Thông qua hình thức này nhằm tư vấn nâng cao nhận thức, kỹ năng cho các em qua từng chủ đề, chủ điểm của buổi sinh hoạt; tạo điều kiện để các em được giao lưu, tìm hiểu, chia sẻ các vấn đề có liên quan đến thiếu nhi mà các em đang quan tâm.

Hình thức tổ chức hội thi, trò chơi: Hình thức này có ý nghĩa quan trọng và cần thiết đối với thiếu nhi, vừa đáp ứng nhu cầu các em, vừa là một phương thức giáo dục có hiệu quả về nhiều mặt: sức khỏe, kỹ năng xã hội, phát triển năng khiếu, tư duy, rèn luyện đạo đức.

Hình thức chiếu phim tư liệu, triển lãm ảnh, phát thanh măng non: Thông qua các hoạt động này nhằm tuyên truyền, cung cấp thông tin cho thiếu nhi về các phong trào, các hoạt động của Đội; các kiến thức về Luật trẻ em, pháp luật có liên quan tới trẻ em; các kiến thức, kỹ năng bảo vệ môi trường, an toàn giao thông, phòng chống xâm hại, bạo lực và các tệ nạn xã hội…

- Hình thức tổ chức sinh hoạt Liên đội dưới cờ vừa phải gắn với Lễ chào cờ theo nghi thức Đội, vừa phải đảm bảo các yếu tố sinh động, hấp dẫn, thu hút, lôi cuốn các em; Hình thức tổ chức sinh hoạt Chi đội phải ngắn gọn, đơn giản, tạo cho các em một môi trường vui chơi, giải trí lành mạnh, hướng các em tới mục tiêu “Học mà chơi – chơi mà học”.

        1.3. Chương trình sinh hoạt

Trên cơ sở điều kiện kinh phí, cơ sở vật chất và phương tiện hoạt động chương trình sinh hoạt Liên đội dưới cờ, sinh hoạt Chi đội cần được thiết kế đảm bảo thời gian không quá dài, tối đa chỉ trong khoảng 01 tiết học, phù hợp với điều kiện thực tế của từng đơn vị, sinh hoạt Chi đội có thể được tổ chức lồng ghép trong giờ tổng kết lớp. Sinh hoạt Liên đội dưới cờ phải đảm bảo các nội dung sau:

Lễ chào cờ theo Nghi thức Đội: Các Chi đội tập trung xuống sân trường để tham dự Lễ chào cờ của Liên đội. Các Chi đội xếp đội hình hàng dọc theo vị trí quy định của Liên đội (5 phút).

Đánh giá và triển khai hoạt động: Sau phần nghi lễ chào cờ, Giáo viên làm Tổng phụ trách Đội hoặc Liên đội trưởng điểm tin và đánh giá hoạt động của toàn Liên đội trong thời gian từ kỳ sinh hoạt trước đến kỳ sinh hoạt này và triển khai các hoạt động trong thời gian tiếp theo các nhà trường, của Liên đội (thời gian không quá 10 phút).

Hoạt động giáo dục kỹ năng, sinh hoạt chuyên đề hoặc biểu diễn của chi đội: Sau phần đánh giá và triển khai hoạt động của Liên đội là hoạt động giáo dục kỹ năng hoặc biểu diễn của một Chi đội theo kế hoạch và chủ đề đã phân công (thời gian khoảng 20 phút).

Thi đua khen thưởng (nếu có): Kết thúc hoạt động giáo dục kỹ năng hoặc biểu diễn của Chi đội được phân công thực hiện là công tác thi đua, khen thưởng. Giáo viên làm Tổng phụ trách Đội dặn dò và phân công các Chi đội chuẩn bị nội dung kỳ sinh hoạt tiếp theo trên cơ sở kế hoạch và chủ đề đã triển khai (thời gian khoảng 10 phút).

        2. Phát huy hoạt động tuyên truyền măng non

       2.1. Nội dung tuyên truyền măng non: Được xây dựng tập trung xoay quanh các nội dung tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống, phát huy tính chủ động sáng tạo của học sinh; dung lượng, kiến thức phù hợp với tâm lý, lứa tuổi và văn hóa từng địa phương. Chú trọng giữ gìn nề nếp, tác phong, xây dựng văn hóa ứng xử giúp hình thành những đức tính tốt cho học sinh trong nhà trường, gia đình và xã hội. Các đơn vị có thể tuyên truyền về những tấm gương người tốt, việc tốt, lồng ghép thực hiện cuộc vận động “Mỗi tuần một câu chuyện đẹp, một tấm gương sáng, một cuốn sách hay”…. Nội dung tuyên truyền phải đảm bảo ngắn gọn, phù hợp tâm lý, lứa tuổi, thời gian, thời điểm tuyên truyền khoa học, hợp lý.

        2.2. Hình thức tuyên truyền măng non

- Tổ chức hoạt động tuyên truyền thông qua hệ thống phát thanh của trường, bản tin của thiếu nhi và thông qua các nhóm lưu động, các hội thi, hội diễn văn nghệ như hát, kịch, hoạt cảnh… Mỗi tiết mục, bản tin mà các em thiếu nhi truyền đi là những thông điệp, tiếng nói của tuổi thơ về những vấn đề mà các em quan tâm, được các em thể hiện dưới góc nhìn trẻ thơ, vui tươi, hồn nhiên, hóm hỉnh thu hút được đông đảo các bạn thiếu nhi tham gia và đem lại hiệu quả thiết thực trong việc tuyên truyền, giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, thiếu nhi.

- Khuyến khích các đơn vị có cách làm mới, sáng tạo trong việc đổi mới hình thức mô hình truyền thông thực hiện theo phương pháp “trẻ với trẻ”; củng cố, duy trì và phát huy các đội tuyên truyền măng non tại các trường.

        3. Tổ chức triển khai hành trình đến với địa chỉ đỏ và các hoạt động tuyên truyền, giáo dục

- Tổ chức các hoạt động về nguồn gắn với các địa danh lịch sử của Đội TNTP Hồ Chí Minh, gắn với việc tuyên truyền, giáo dục đội viên, thiếu nhi về truyền thống lịch sử vẻ vang của Đội TNTP Hồ Chí Minh, các anh hùng thiếu niên Việt Nam như: Kim Đồng, Vừ A Dính….

- Các cơ sở Đội xác định các địa danh, địa chỉ đỏ cần tuyên truyền, giáo dục tại địa phương để tổ chức các hoạt động về nguồn, giúp đội viên, thiếu nhi có những trải nghiệm, bài học sâu sắc về lịch sử truyền thống hào hùng của dân tộc, địa phương, của tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, tổ chức Đội TNTP Hồ Chí Minh.

- Tổ chức cho các cơ sở Đội đăng ký tham gia đảm nhận các công trình, phần việc góp công sức tham gia chăm nom, vệ sinh môi trường, chỉnh trang các khu di tích...

- Khuyến khích thiếu nhi tham gia chương trình “Em yêu lịch sử Việt Nam”, cuộc thi “Nhà sử học nhỏ tuổi” giúp đội viên, thiếu nhi hoàn thành chương trình “Rèn luyện đội viên”. Có hình thức triển khai các chương trình, cuộc thi phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương.

- Tổ chức các hoạt động nhằm tuyên truyền, giới thiệu về các di tích lịch sử anh hùng của dân tộc thông qua các hoạt động như: Xây dựng các video, clip “Hát Quốc ca” tập thể giúp thiếu nhi thể hiện tình yêu Tổ quốc; video, clip ghi hình tại những di tích lịch sử, địa danh, phong cảnh đẹp của quê hương gắn với các địa chỉ đỏ nhằm tuyên truyền, giáo dục truyền thống, lịch sử vẻ vang của quê hương, đất nước.

        IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

  1. Hội đồng Đội Huyện

- Ban hành Kế hoạch và chỉ đạo triển khai thực hiện.

- Hướng dẫn, theo dõi triển khai thực hiện tại cơ sở; kịp thời biểu dương, ghi nhận các tập thể Đội và cá nhân đội viên, thiếu nhi có thành tích xuất sắc trong việc triển khai thực hiện. Là đầu mối báo cáo kết quả triển khai với Hội đồng Đội Tỉnh và Ban Thường vụ huyện đoàn.

- Phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo triển khai thực hiện chương trình Sinh hoạt Liên đội dưới cờ trong trường học.

         2. Các liên đội trong toàn huyện

- Xây dựng Kế hoạch triển khai phù hợp với đặc thù của đơn vị.

- Báo cáo kết quả triển khai thực hiện lồng ghép trong Báo cáo sơ kết học kỳ, Báo cáo tổng kết năm học.

Hội đồng Đội huyện đề nghị các liên đội trong toàn huyện nghiêm túc triển khai có hiệu quả./.

Nơi nhận:

- Như Kg;

- Lưu: HĐĐ.

TM. HỘI ĐỒNG ĐỘI HUYỆN

CHỦ TỊCH

 

(đã ký)

 

 

 Vũ Quang Huy

 

Các tài liệu khác: